Tin tức

Quy trình 5 bước in tem nhãn mác đúng chuẩn

Ngày nay, các loại giấy decal được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, nhưng phổ biến nhất chính là dùng để in tem nhãn dán lên sản phẩm như đồ điện tử hay hàng tiêu dùng.

Và chắc hẳn ai cũng đã từng một lần nhìn thấy các loại tem nhãn trên hàng hóa chúng ta sử dụng hàng ngày, nhưng có khi nào bạn thắc mắc những thứ đó được thực hiện như thế nào hay chưa? Muốn biết quy trình các bước in ấn tem chuẩn nhất, hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Bước 1:  Thỏa thuận và ký kết đơn đặt hàng 

Trước khi tiến hành thiết kế mẫu mã và gia công in tem nhãn, thì bạn cần xem yêu cầu từ phía khách hàng như thế nào. Sau đó, nếu có thể đáp ứng các tiêu chí trên và thỏa thuận xong về mức giá sẽ lập đơn hàng và ký kết hợp đồng sản xuất.

Một số nội dung cần trao đổi với bên đặt hàng như số lượng tem đặt in, chất lượng, thông tin trên tem, kiểu dáng, thời gian hoàn thành,…

Bước 2: Xác định vị trí dán tem trên sản phẩm

Khâu tiếp theo là xác định vị trí dán tem nhãn trên sản phẩm, bước này khá quan trọng vì là tiền đề để căn cứ vào đó thiết kế tem nhãn với kích cỡ, hình ảnh phù hợp. Vị trí dán tem cần đảm bảo những điều cơ bản như:

  • Người tiêu dùng dễ dàng nhìn thấy, nội dung trên tem không bị che khuất
  • Vị trí thu hút và gây được ấn tượng tốt với khách hàng sử dụng sản phẩm 
  • Phải gia tăng giá trị thẩm mỹ của sản phẩm

Bao bì sản phẩm thường làm từ những chất liệu trong suốt nên tem nhãn có thể dán ở ngoài bao bì hoặc bên trong sản phẩm đều được.

Bước 3: Tiến hành thiết kế tem nhãn

Đây là công đoạn quyết định chất lượng cũng như tính thẩm mỹ của tem nhãn, bạn cần thiết kế chúng sao cho thu hút và đầy đủ thông tin cần thiết nhất. Muốn lên ý tưởng cho ra mẫu thiết kế đẹp, gây ấn tượng thì người thiết kế cần quan tâm đến những yếu tố sau:

  • Kiểu dáng: Khách hàng hay bị lôi cuốn bởi những mẫu tem nhãn có hình dáng độc lạ nên đây là điểm mấu chốt mà người thiết kế cần đầu tư sáng tạo cho khâu tạo hình này. Điều này giúp nhãn hàng của doanh nghiệp được nhiều khách hàng chú ý hơn.
  • Kích thước: Kích cỡ tem nhãn nên tương xứng với tính chất đặc điểm của sản phẩm hoặc bao bì đóng gói.
  • Màu sắc: Không phải lúc nào màu sắc nổi bật cũng tạo ấn tượng tốt với người mua, mà bạn cần phối màu hài hòa với màu bao bì hàng hóa để tạo nét riêng biệt. 
  • Hình ảnh: là yếu tố không thể thiếu trong tem nhãn, hình ảnh giúp nhà sản xuất truyền tải những thông điệp quảng cáo đến người dùng sản phẩm. Ngày nay, với sự hỗ trợ của nhiều phần mềm đồ họa đỉnh cao như Photoshop, canva, AI,… Bên cạnh đó, sự phát triển của máy ảnh kỹ thuật số hiện đại giúp việc thiết kế hình ảnh cũng trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
  • Nội dung: Khách hàng không thường bỏ ra quá nhiều thời gian để xem các thông tin in trên bao bì sản phẩm khi mua sắm. Do đó, nội dung trên tem nhãn cần ngắn gọn nhất có thể và quan trọng cỡ chữ không được quá nhỏ khiến người dùng gặp khó khăn khi đọc chúng.

Ngoài ra, tem nhãn phải đảm bảo chứa đầy đủ các nội dung như tên sản phẩm, tên thương hiệu, mã vạch, logo, hạn sử dụng,…

  • Kiểu chữ: Tùy theo từng ngành hàng để lựa chọn font chữ sao cho phù hợp, ví dụ ngành điện tử hay cơ khí thì không nên chọn kiểu quá cầu kỳ.
  • Ngôn ngữ: Chỉ riêng hàng hóa nhập khẩu sẽ có tem chính in bằng tiếng nước ngoài thì buộc phải có tem phụ in tiếng Việt. Và những hàng hóa trong nước phải in hoàn toàn bằng tiếng Việt (Một số trường hợp đặc biệt có thể sử dụng ngôn ngữ khoa học hoặc latinh).

Bước 4: In thử bản mẫu trên sản phẩm

Sau khi hoàn thiện bản thiết kế sẽ tiến hành in thử lên sản phẩm và kiểm tra chất lượng tem, nếu khách hàng đồng ý mới chính thức cho sản xuất số lượng như yêu cầu. Trên thị trường hiện nay có 3 công nghệ in ấn phổ biến cho tem nhãn như in lưới, in phun, in Offset,…

Bước 5: Gia công in ấn và hoàn thiện để giao đến khách hàng

Cuối cùng là gia công in tem nhãn hàng loạt, hoàn thiện sản phẩm (phủ bóng nếu cần) và giao đến khách hàng.

Như vậy, nội dung bài viết này là những thông tin chia sẻ chi tiết cách in tem nhãn gồm 5 bước tiêu chuẩn như trên, hy vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn.

Có thể bạn quan tâm:

– Hướng dẫn hoàn chỉnh về phần mềm tính tiền quán cafe dành cho các chủ quán

– Top 5 loại ghế hội trường gỗ tự nhiên bền, đẹp

Những bài viết liên quan

Back to top button