Tin tức

Quy trình đổ bê tông dầm sàn đúng yêu cầu kỹ thuật

Để xây dựng được một công trình hoàn chỉnh thì các kiến trúc sư không những có kỹ năng mà còn phải hết sức cẩn thận trong giai đoạn đổ bê tông dầm sàn.  Bởi chất lượng bê tông trực tiếp ảnh hướng tới mỹ quan và chất lượng công trình. Bởi vậy trong bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra các lưu ý khi đổ bê tông dầm sàn ở công trình nhà dân dụng. 

Công tác xem xét, chuẩn bị vật liệu trước khi đổ bê tông

Để cho ra một ngôi nhà hoàn hảo cả về thẩm mỹ lẫn chất lượng thì chủ đầu tư cần có khâu chuẩn bị trước khi tiến hành xây dựng. Bao gồm cả thiết kế và quá trình thi công. Trước khi tiến hành đổ bê tông, cần chuẩn bị các bước sau:

  • Tập hợp đủ nhân lực và máy móc thiết bị để tiến hành cho quy trình đổ bê tông
  • Xác định thời gian đổ bê tông
  • Xem xét mặt bằng có những vấn đề gì ở nơi đổ bê tông
  • Đảm bảo an toàn về trang thiết bị, vật tư trong suốt quá trình thi công đổ bê tông dầm sàn
  • Vệ sinh, dội nước để làm sạch cốt pha và cốt thép
  • Kiểm tra kỹ khuôn đúc có đảm bảo tiêu chuẩn hay không về kích thước, hình dáng, chất lượng.
  • Tiếp tục kiểm tra kỹ các thiết bị cốt thép, giàn giáo, sàn thao tác, ván gỗ để làm công tác tạo sàn chu đáo. Đảm bảo an toàn mọi mặt cho công nhân khi đổ bê tông.
  • Ngoài kiểm tra thiết bị thì còn cần kiểm tra vật tư xây dựng như: xi măng, cát, đá, sắt thép,.. đảm bảo chất lượng,tuân theo yêu cầu kỹ thuật của ngành xây dựng. Nếu chất lượng các vật tư này không ổn định khi tạo ra bê tông cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Vì thế, bước này không được chủ quan bỏ qua mà cần đặc biệt lưu ý.
  • Tiếp tục kiểm tra các máy móc phục vụ công đoạn thi công cần thiết như máy trộn bê tông, máy đầm bê tông, máy bơm bê tông, máy mài sàn bê tông,.. đều hoạt động tốt, đảm bảo yêu cầu.
  • Nếu đổ dầm sàn thì nên sử dụng máy đầm bàn.
  • Kiểm tra sàn bê tông sau khi đổ phải nhẵn và không ngập nước.

Kiểm tra thiết bị cốt thép, cốp pha trước khi bắt đầu đổ bê tông

Cốp pha là thiết bị cần thiết và quan trọng trong mỗi công trình. Vì vậy, trước khi sử dụng thiết bị này cần kiểm tra xem chúng có đảm bảo kỹ thuật hay không: vị trí đặt cốp pha cần tính toán chính xác, cốp pha đảm bảo kín khít để không bị chảy bê tông ướt ra ngoài, đầm bê tông.

Cốt pha dầm: khi lắp ghép phải thẳng, không bị cong vênh hay biến dạng, cần kiểm tra cao độ đáy dầm.

Phần cốt thép cũng cần đảm bảo yêu cầu: đúng chủng loại thép, đúng vị trí đặt, số lượng ghép, chiều dài, buộc thép theo thiết kế, sạch sẽ, không rỉ.

Hướng dẫn quy trình đổ bê tông dầm sàn đúng tiêu chuẩn kỹ thuật

Đối với công trình nhà ở dân dụng, chiều cao dầm thường dưới 50cm, vậy nên người ta thường đổ bê tông dầm cùng với bản sàn. Nếu dầm cao hơn 80cm thì mới đổ bê tông dầm riêng không đổ chung cùng bản sàn. Với cách đổ này, người ta sẽ đổ bê tông theo kiểu bậc thang với từng đoạn khoảng 1m, khi cao độ dầm đã đạt yêu cầu thì tiến hành đổ đoạn kế tiếp.

Khi tiến hành đổ bê tông toàn khối dầm với bản sàn thì liên kết với cột cần lưu ý đổ cột cần cách mặt đáy dầm từ 3 – 5cm, sau đó ngừng 1 đến 2 giờ để bê tông co ngót đạt yêu cầu rồi mới đổ tiếp dầm và bản sàn. Nếu có ít nhân công thì công việc này sẽ chia ra làm 2 giai đoạn.

Trong quá trình đổ bê tông dầm sàn cần tránh không cho nước đọng ở các đầu và góc cốt pha hay dọc theo mặt vách hộp cốt pha. Những thao tác như gạt mặt, đầm, xoa cần tiến hành liên tiếp theo hình thức cuốn chiếu từng khu vực đã đổ được 15 phút.

==> Bạn có thể tham khảo thêm những bài viết sau đây:

Những bài viết liên quan

Back to top button